Chương trình OpenLab Thực Tập Công Nghệ

OpenLab - môi trường Lab thực nghiệm công nghệ  

Open Lab thực tập - môi trường làm việc "mở" chuyên nghiệp, sáng tạo và đầy thử thách, giúp sinh viên phát triển kỹ năng và tạo nên những sản phẩm ấn tượng. Tại OpenLab, sinh viên thực tập có cơ hội học hỏi và làm việc cùng các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tăng cường kết nối và mở rộng mối quan hệ.


Chương trình thực tập của Open Lab công nghệ được thiết kế dành cho các sinh viên đam mê và muốn phát triển kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ, không chỉ giúp sinh viên nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn, mà còn giúp họ rèn luyện tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề, tăng cường kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp.

 

Open Lab thực tập dành cho Sinh viên

Sự phối hợp các Team tại OpenLab

Sinh viên được định hướng tham gia vào các đội nhóm (Team), được hướng dẫn và hỗ trợ bởi các chuyên gia của ITSTAR Open Lab. Mỗi nhóm đều có nhiệm vụ và cách hoạt động riêng nhưng với mục đích chung là từng bước hoàn thiện khả năng chuyên môn, nâng cao giá trị, nhằm tạo ra các sản phẩm và giải pháp hiệu quả cho công đồng.

1. Blue Team

Là team có vai trò quan trọng xây dựng hệ thống mạng, đồng thời để duy trì hoạt động hệ thống, team phải nghiên cứu, phát triển giải pháp và đảm bảo hệ thống được bảo mật.


Nhiệm vụ của Blue Team sẽ giám sát, phát hiện và đối phó với các cuộc tấn công, cũng như tăng cường độ bảo mật cho hệ thống thông tin. Blue Team sử dụng các công cụ, phương pháp đánh giá bảo mật hệ thống, kiểm tra và đánh giá các thiết bị, tìm kiếm lỗ hổng, triển khai các giải pháp bảo mật và giám sát các hoạt động mạng như SOC, ITSM, ESM,...

2. Red Team

Thực hiện các cuộc tấn công giả lập với mục đích kiểm thử bảo mật của hệ thống.


Red Team nghiên cứu các kỹ thuật tấn công hệ thống để phát hiện các điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và khai thác hệ thống. Mục đích của Red Team giúp nhận ra các điểm yếu của hệ thống, cải thiện độ bảo mật và đề xuất tăng cường khả năng đối phó với các cuộc tấn công.

3. White Team

Nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo (AI), lập trình quản lý hệ thống thông tin, tự động hóa ứng dụng. Từ đó đưa ra các khuyến nghị, giải pháp cải tiến, tích hợp, phát triển, tối ưu hóa hệ thống. Các nội dung nghiện cứu AI gồm Computer Vision, tối ưu bảo mật, lập trình tự động hóa quy trình hệ thống quản lý doanh nghiệp