Kiến tập và thực tập tại doanh nghiệp là những trải nghiệm vô giá, mang đến cho sinh viên cơ hội tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc thực tế trong khi vẫn đang theo học tại trường.
Kiến Tập: Cơ hội Học hỏi và Quan sát môi trường Doanh nghiệp
Trong quá trình kiến tập, sinh viên được tìm hiểu về cấu trúc công ty, hoạt động kinh doanh và quy trình làm việc tại doanh nghiệp. Họ có cơ hội quan sát thực tế tại nơi làm việc, tham gia giao tiếp và làm việc theo nhóm, đồng thời nâng cao các kỹ năng mềm cần thiết như giao tiếp, làm các công việc cơ bản và quản lý thời gian.
Kiến tập không chỉ giúp sinh viên làm quen với môi trường làm việc mà còn mở rộng tầm nhìn về lĩnh vực mình đang học. Nhờ vào quá trình này, sinh viên có thể xác định rõ hơn mục tiêu nghề nghiệp và định hướng phát triển bản thân trong tương lai.
Thực Tập: Cơ hội Tham gia trực tiếp vào công việc thực tế
Trái ngược với kiến tập, chương trình thực tập mang lại cho sinh viên cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên không chỉ quan sát mà còn được giao những công việc cụ thể, từ đó tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế. Đây là bước đệm quan trọng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng chuyên môn, hiểu rõ hơn về quy trình làm việc và phong cách làm việc chuyên nghiệp.
Thực tập còn giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ với các đồng nghiệp và cấp trên, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Thông qua quá trình này, sinh viên có thể tự tin hơn khi bước vào thị trường lao động và có những bước đi vững chắc hơn trong sự nghiệp.
Sự khác nhau giữa Kiến tập & Thực tập
|
Kiến tập |
Thực tập |
|
- Quan sát, học hỏi kinh nghiệm, trải nghiệm của cán bộ nhân viên trong công ty, cơ quan hoặc tổ chức
|
- Tham gia vào các công việc đơn giản, tiếp nhận dần các nhiệm vụ nâng cao phù hợp với chuyên ngành và mong muốn
|
Thời gian và số lần diễn ra |
- Kiến tập thường diễn ra trong 4 - 8 tuần, chia thành nhiều đợt trong chương trình hoặc tùy theo kế hoạch đào tạo của trường
|
- Thường chỉ có 1 lần dành cho sinh viên năm cuối, kéo dài từ 2 - 6 tháng. Một số sinh viên muốn tích lũy kinh nghiệm, kiến thức sâu có thể bắt đầu thực tập sớm và lâu hơn thời gian nêu trên
|
Cơ hội trở thành nhân sự chính thức |
- Hạn chế do thời gian kiến tập tương đối ngắn, kiến thức lẫn kỹ năng chưa thực sự hoàn chỉnh
|
- Cơ hội cao nếu năng lực làm việc tốt, đảm bảo bằng cấp chuyên ngành lẫn kiến thức chuyên môn.
|
Mức lương |
|
- Có lương hoặc không lương. Đa phần lương mang tính hỗ trợ.
|
Những điều cần lưu ý khi tham gia Kiến tập & Thực tập
- Tìm hiểu công ty: Trước khi tham gia thực tập, hãy tìm hiểu hoạt động công ty, xem xét về sự phù hợp của công ty với lĩnh vực và mục tiêu nghề nghiệp của bạn, đồng thời chuẩn bị các kỹ năng & thiết bị cá nhân cần thiết để làm việc trong quá trình thực tập & kiến tập.
- Tuân thủ văn hóa & quy định: bao gồm việc tuân thủ các quy tắc và quy định của công ty, giữ bí mật thông tin công ty, đảm bảo an toàn và tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong công việc.
- Giao tiếp và tương tác: giao tiếp, lắng nghe và hiểu rõ yêu cầu công việc, hỏi thêm khi cần và trình bày ý kiến một cách rõ ràng. Đồng thời, hãy tạo mối quan hệ tốt với đồng nghiệp và người quản lý bằng cách thể hiện tinh thần làm việc đồng đội, sẵn lòng giúp đỡ và chia sẻ kiến thức, tham gia vào các sự kiện và tạo mối quan hệ trong cộng đồng. Những mối quan hệ này có thể hỗ trợ bạn trong tương lai khi tìm kiếm việc làm hoặc xây dựng sự nghiệp.
- Tinh thần chủ động & tích cực: Thái độ tích cực và sẵn sàng học hỏi là yếu tố quan trọng khi thực tập. Hãy thể hiện sự nhiệt tình, sẵn lòng tham gia vào các dự án và hoạt động của công ty, luôn mở lòng để tiếp thu kiến thức mới và điều chỉnh cách làm việc sao cho phù hợp & hiệu quả nhất.
- Quản lý thời gian: Sắp xếp và tối ưu công việc cá nhân, tuân thủ thời hạn và ưu tiên công việc để không làm ảnh hưởng đến tiến độ nhóm. Điều này giúp bạn hoàn thành nhiệm vụ và tạo được ấn tượng tốt.
- Ghi chép và đánh giá: Ghi chép lại những gì bạn đúc kết được từ những trải nghiệm quan trọng giúp bạn tổng kết và ghi nhớ những kiến thức quan trọng. Đồng thời, thường xuyên đánh giá tiến bộ của bạn, xem xét những điểm mạnh và điểm cần cải thiện.